Nem Lai Vung với hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thêm độ giòn của mấy cọng bì chưa ăn nem Lai Vung, chỉ cần nhìn thôi đã thấy thèm tê lưỡi
| Nem Lai Vung là đặc sản của tỉnh Đồng Tháp |
|
Bên cạnh các điểm du lịch Đồng Tháp miệt vườn sông nước hấp dẫn thì ít ai biết Đồng Tháp còn có gần 30 làng nghề nổi tiếng. Những năm gần đây, những làng nghề này đang thu hút ngày một đông khách du lịch về thăm, trong đó nổi bật là làng nem Lai Vung có món nem ngon nức tiếng. Xuôi theo Quốc lộ 1A xuôi về hướng Cần Thơ, du khách sẽ bắt gặp dọc hai bên đường nhiều hàng quán bày bán những chiếc nem Lai Vung. Nem Lai Vung không chỉ là món ăn được nhiều người yêu thích, mà chiếc nem của vùng sông nước này đã đi vào lòng người qua những vần thơ quen thuộc. “Ai về Đồng Tháp mà xem Lai Vung, con gái gói nem xắt bì”Làng nghề làm nem Lai Vung hình thành từ hơn 60 năm nay, được biết đến là một trong những làng nghề cổ truyền lâu đời tại địa phương. Tương truyền rằng, những ông tổ của nghề làng nem lúc đầu chủ yếu làm để cúng tổ tiên. Sau này thấy ngon miệng nên người dân trong vùng bắt đầu học nghề làm với số lượng nhiều đề bán. | Nếu đến Đồng Tháp, du khách không nên bỏ qua địa điểm du lich này nhé |
|
Cũng từ đó, nem Lai Vung đi vòng lòng người dân miền Tây một cách nhẹ nhàng như những món quà món quà ý nghĩa từ miền sông nước Đồng Tháp. Chỉ khi đến với Đồng Tháp, đến với làng nem truyền thống này thì du khách mới có dịp tìm hiểu một cách cặn kẽ các công đoạn làm nên hương vị tuyệt vời của loại nem này. Về Lai Vung mới biết nghề làm nem đòi hỏi sự công phu và trải qua rất nhiều công đoạn. Cách làm và chế biến nem khá công phu, tuỳ bí quyết riêng của từng gia đình truyền lại từ bao đời mà sẽ cách chế biến khác nhau, nhưng điểm chung của nem là được chế biến từ thịt heo. Đầu tiên là thịt làm nem phải chọn thịt heo ngon, lóc hết mỡ, xắt miếng nhỏ rồi đưa vào cối đá quết nhuyễn với đường, muối,… ướp gia vị vừa ăn. Da heo (bì lợn) được lạng nhỏ thành từng miếng, trộn với thính (gạo rang vàng, xay nhuyễn), không quên rắc vài hột tiêu để nguyên chứ không đâm nát, cùng với vài miếng tỏi xắt mỏng. | Trước đây nem được buộc bằng dây chuối nhưng hiện nay thay bằng dây nylon |
|
Nem Lai Vung được gói bằng lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc thêm các cuộn lá chuối loại bánh tẻ. Nhờ hơi mát của các loại lá cây này, nem sẽ dần lên men chua trong 3 đến 4 ngày, tùy theo lá gói dày hay mỏng. Người ta cột nem bằng dây chuối. Ngày nay, người ta còn thường buộc nem bằng dây lát (lạt) hoặc dây nylon, … Về đây mới biết để có được một miếng nem Lai Vung ngon thì tỉ lệ phải là 8 phần thịt, 2 phần bì, gia vị thật cân đối, gói đều tay, mà với những ai tay ngang không thể làm được. Tại đây, du khách bắt gặp những người đã dành cả đời mình gắn bó với nghề làm nem truyền thống này. Chính vì thế cũng không khó giải thích, khi đất Lai Vung có rất nhiều thương hiệu nem Lai Vung nổi tiếng ngon, đều có tuổi như nem Út Thẳng, nem Tư Minh, nem Năm Thơ… Nem Lai Vung đã thành một thương hiệu, trong thương hiệu lại có nhiều tên tuổi và còn tiếp tục cha truyền con nối để gửi chiếc nem đi khắp mọi miền. | Hiện tại dù hương vị chiếc nem Lai Vung không còn như xưa, nhưng đây vẫn xứng đáng là đặc sản của Tây Nam Bộ |
|
Khi tháo chiếc nem Lai Vung ra ăn, bỏ lớp lá chuối là miếng nem với hương vị chua, cay, mặn, ngọt, thêm độ giòn của mấy cọng bì càng tăng vị độc đáo khi thưởng thức. Nem có màu đỏ hồng, chưa ăn, nhìn đã thấy thèm tê lưỡi. Đúng như lời ai đó cất lên bên chiếc võng đưa em, dịu nhẹ: “Lai Vung là xứ lạ lùng Nem chua mà ngọt, thơm lừng mà say…” | |
|