Bánh xèo – món ăn dân dã vùng sông nước: Không biết ra đời tự bao giờ, chỉ biết rằng từ rất lâu bánh xèo đã đi vào ẩm thực miền Tây với hình ảnh là một món ăn ngon dân dã, chứa đầy “hồn” quê miền Tây mộc mạc và bình dị.
Sự khác nhau giữa bánh xèo ba miền Người Huế gọi đây là “bánh khoái” và khẳng định nó là sản vật của đất kinh kỳ. Nó đúc từ khuôn nhỏ, lòng bánh đệm nhân thịt, nấm, ăn cùng các loại rau thơm sang trọng. Hình dáng, màu sắc bánh đẹp vì là một sản phẩm dùng “tiến vua”. Khu vực Trung Trung Bộ, ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, bánh xèo lớn bằng một chiếc đĩa vừa, được ăn kèm với bánh tráng. Nên ai cũng cho là nó được truyền từ các toán nghĩa quân thời Tây Sơn. Mỗi tháng 2 ngày, vào mồng 2 hoặc 16 âm lịch, người dân quê lại ăn bánh xèo thay cơm. Cũng làm từ bột gạo ngâm nước nửa ngày rồi đem xay nhuyễn, nhưng vào đến Nam Trung Bộ, vùng Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, nó biến thái thành chiếc “bánh căn”. Khay bánh đúc một lần nhiều khuôn, ít thoa mỡ. Chiếc bánh dày ra, bột có khi trộn trứng, ngậy mùi hành tỏi và các loại hải đặc sản. không như chiếc bánh khoái, lượng bột dành để đúc ra một chiếc bánh xèo hay bánh căn tương đối bằng nhau. | |
|
|
Vào Biên Hòa, Sài Gòn xuống tới miệt Cần Thơ, bánh xèo được đúc bằng chảo gang, hình to ra, lòng đựng đầy tôm, thịt, có khi chứa đủ các loại sơn hào - hải vị. Sỡ dĩ vào tới miền nam bánh xeo to ra như thế có giả thuyết cho rằng là do ảnh hưởng từ tính cách hào phóng, trọng nghĩa khinh tài của những người con vùng đất “chín rồng” đồng thời kết hợp với sự trù phú của các loại sản vật phương nam từ đó hình thành nên hình dáng của chiếc bánh xèo hiện nay. Tên gọi, nguồn gốc món bánh xèo miền Tây cũng thế, khi lớp bột vàng ươm được đổ vào chảo dầu nóng, tiếng kêu “xèo xèo” phát ra và từ đó, người dân lấy chữ “xèo” để đặt tên cho bánh. So với bánh xèo ở các vùng khác trong cả nước, bánh xèo miền Tây không chỉ gây ấn tượng với kích thước to lớn mà còn mê hoặc thực khách bởi hương vị hiếm nơi nào có được. Đó cũng là lý do mà những du khách đã từng đi du lịch miền tây nam bộ đều không thể nào quên được món bánh dân dã mà độc đáo này. | |
|
Thưởng thức bánh xèo như thế nào cho đúng chất miền Tây? Bánh xèo miền Tây sẽ mất ngon nếu thiếu đi hai yếu tố quan trọng nữa là rau và nước chấm. Rau ăn bánh xèo cũng chủ yếu là các loại rau dân dã miền Tây như rau diếp ca, cải xanh, xà lách, húng quế, thơm, dưa leo… Bánh được xé từng mảnh, lót trong chiếc lá cải bẹ xanh để cuốn thay bánh tráng. Nước chấm thường là nước mắm được pha từ nước mắm mặn thêm ít ớt và đồ ngâm chua. Bánh xèo có thể ăn trực tiếp hoặc cuốn cùng bánh tráng. Ngoài nhân thịt và giá đỗ thì ngày nay bánh xèo còn được chế biến với nhiều loại nhân khác nhau như bánh xeo củ hủ dừa, bánh xèo nhân hải sản, bánh xèo nấm… để làm phong phú hơn hương vị của loại sản vật phương nam này. Đến Cần Thơ quý khách có thể thưởng thức thêm món bánh xèo nhân tôm món ăn sáng tạo riêng của người Cần Thơ nổi tiếng tại Quận Ninh Kiều. | |
|
Các biến tấu khác của bánh xèo trên thế giới Bu-Ju-Cheon (Bánh xèo hẹ) là món ăn nhẹ, ăn khuya hoặc dùng khi nhậu. Ăn bánh xèo BuChuCheon thì không uống với rượu Soju mà dùng rượu gạo makgeolli Trong nhà hàng, khi đặt rượu gạo Makgeolli người ta sẽ bưng ra một cái ấm nhỏ nhìn như ấm trà và vài cái chén. Rượu gạo Makgeolli phải được uống bằng chén. Hoặc họ bưng ra một cái tô bằng gỗ hoặc bằng sành to đựng rượu Makgeolli, có cái vá. Thực khách sẽ tự dùng vá múc ra chén. Rượu gạo Makgeolli có vị thơm, ngọt ngọt, màu trắng đục như màu của sữa. Có thể so sánh mùi vị Makgeolli như vị của cơm rượu nhưng cơm rượu thì đồng độ rượu cao hơn, vị ngọt hơn. | |
|
Onkonomiyaki là một loại bánh xèo áp chảo gồm nhiều loại nguyên liệu. Tên của bánh được ghép từ okonomi nghĩa là "thứ bạn thích/muốn", và yaki nghĩa là nấu nướng (ví dụ như "yaki" trong tên các món yakitori- gà nướng và yakisoba- mì nấu).Okonomiyaki được xem là món ăn đặc trưng của vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng. Okonomiyaki của Tokyo nhỏ hơn ở Hiroshima và Kansai. | |
|