Hẹ nước – Nếu không phải là dân miền Tây chính hiệu và quen thuộc cuộc sống hoang dã, nắng bụi mưa sình thì ít ai biết một thứ rau đồng ăn vô mê mệt là hẹ nước.
| Hẹ nước là món rau đồng hoang dã mà quen thuộc |
|
Cứ sau vài trận mưa đầu mùa, các thửa ruộng vùng đất ngập phèn Đồng Tháp Mười lại lênh láng nước. Đó là lúc những cây hẹ nước bắt đầu đâm tược. Chẳng mấy chốc, cọng hẹ đã mọc dài chừng năm, sáu tấc, mặt lá rộng cỡ bề ngang một ngón tay. Thật ra, cũng là hẹ nhưng lại không giống với hẹ trên cạn chút nào mà giống lá sả hơn, nhưng không dày, cứng, có lông tơ như lá sả mà mềm, xốp và giòn, vị ngọt thanh mát rượi. | Hẹ nước – loại rau thiên nhiên ban tặng |
|
Hẹ nước là một loài rong không chỉ mọc ở ruộng nước, mà còn ở các kênh mương, đầm nước vùng đất phèn. Khác với hẹ cạn, hẹ nước là loài rau dân dã tự nhiên mọc nhiều vào mùa nước lũ, từ tháng 7 đến tháng 8. Cũng như lúa trời (lúa ma), loài rau dại này mọc nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười. | Hẹ nước là loài rau dân dã tự nhiên mọc nhiều vào mùa nước lũ |
|
Không hiểu hẹ nước từ đâu sanh ra, không thấy nó có bông, có trái. Mùa nắng đất ruộng khô rang, nứt nẻ. Vậy mà hễ mưa xuống đầy nước trên ruộng là có hẹ nước, không cần gieo, không cần trồng. Cho nên dân quê coi, nhưng không phải ai muốn cũng được, vùng đất nào muốn cũng có. | Hẹ nước là thứ “của ngon trời cho” |
|
Muốn hái hẹ nước phải lội xuống ruộng, trầm mình dưới nước, thò tay tìm cái gốc hẹ mà lắc lắc vài cái cho đất nhão ra rồi nhổ lên cả bụi lẫn gốc rễ. Ruộng nước càng sâu, lá hẹ càng dài, màu lá càng xanh nhạt, trong sáng, bề rộng lá lớn khoảng một phân. Ruộng nước thấp lá hẹ ngắn và màu sậm hơn, lá cũng dày hơn, bề rộng lá nhỏ hơn. | Muốn hái hẹ nước phải lội xuống ruộng, trầm mình dưới nước |
|
Hồi xưa hẹ nước mọc bao la, mênh mông, ai muốn hái bao nhiêu cũng được, chủ ruộng còn mừng, đỡ tốn nhiều tiền kêu công làm cỏ ruộng. Bây giờ món này đã có mặt trên bàn ăn trong các nhà hàng đặc sản sang trọng nên giá cũng khác xưa. Nên đất của ai thì hẹ nước của người đó, tới mùa hẹ chủ ruộng thuê nhân công “thu hoạch sản phẩm”, bán cho thương lái vận chuyển về bỏ mối các chợ rau và các nhà hàng. Chủ ruộng còn be bờ giữ cho mực nước trong ruộng cao hơn để có bụi hẹ nước vừa dài vừa đẹp, bán có giá hơn. Cũng vì vậy đã tạo việc làm thêm cho các chị em trong vùng. | Hẹ nước phần càng gần gốc trắng phếu càng ngon |
|
Ruộng hẹ thường nước rất trong nên người thu hoạch phải đi theo lối, nhổ hết chỗ này mới đến chỗ khác để tránh làm đục nước không thấy hẹ. Bụi hẹ mềm, rễ chùm ngắn bám vào đất bùn nên nhổ cũng không quá tốn sức, bình quân một người làm thuê nhổ mỗi ngày khoảng 30-50 kg hẹ. Sau khi nhổ, hẹ sẽ được chất ngay bên bờ ruộng để giữ độ ẩm và thường xuyên được tưới nước, dùng vải bạt phủ lên trên trong thời gian chờ sơ chế. Nếu thiếu nước và bị nắng chiếu trực tiếp trong thời gian ngắn hẹ cũng sẽ bị héo khô, thương lái chê không mua. | Hẹ nước món ngon thiên nhiên |
|
Công đoạn sơ chế hẹ cũng không quá khó khăn, ai cũng có thể làm được. Một bụi hẹ khoảng gần 20 lá sẽ được tỉa bỏ bớt khoảng 5 đến 6 lá già, lá úa rồi lặt bỏ phần rễ, để lại phần cuống trắng muốt và những lá non mọng nước. Hẹ nước được người ta dùng ăn sống như một loại rau, chấm nước cá kho, thịt kho… nhưng ngon nhất là chấm mắm kho. Sau khi hết vụ, người dân tiếp tục cày xới đất để làm lại vụ lúa. Những bụi hẹ già được bỏ lại ruộng, sau đó chúng sẽ mục rữa, chìm xuống đáy làm phân xanh bón cho đất, rồi hồi sinh vào năm sau. | Những bụi hẹ già được bỏ lại ruộng sẽ mục rữa rồi hồi sinh vào năm sau. |
|
Nhổ hẹ nước về, người ta cắt bỏ nguyên phần gốc, rễ, đem rửa sạch. Hẹ nước được người ta dùng ăn sống như một loại rau, chấm nước cá kho, thịt kho… nhưng ngon nhất là chấm mắm kho. Nồi cơm nóng bốc khói, dọn cùng nồi mắm kho thơm phức, thêm rổ rau hẹ nước xanh mướt rượt là thấy hấp dẫn rồi. Cuộn một cuộn hẹ nước chấm một miếng vô tô mắm kho, rồi bỏ vô miệng nhai rau ráu, vừa giòn tan, vừa mềm, vừa ngọt, vừa mát lạnh trong cổ họng, thiệt không có thứ rau nào ngon bằng, ăn một lần là nhớ mãi mùi vị đặc biệt dân dã của món rau này. | |
|