booking1antravel@gmail.com

Khô nhái – Vũ nữ chân dài : Đến với miền Tây sông nước An Giang, bạn sẽ ngợp mắt với các loại cá mắm được bán khắp mọi nơi như mắm cá linh , Mắm cá chốt….những có một loại khô đặc sản của An Giang, không được làm từ cá, mà mọi người rất thích đó là khô nhái, nó còn được gọi với cái tên mỹ miều là vũ nữ chân dài.Đây là món ăn vô cùng lạ, mới nhìn vào có cảm giác không đẹp mắt và hơi sợ, nhưng khi ăn thì hấp dẫn vô cùng, mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, cay, béo, giòn khi ăn cứ thế thấm vào cổ họng, nhấm nháp tí rượu là cảm giác tê tê. Dân nhậu thưởng thức món này thì phải gọi là rất “phê”.

 

Tại sao món ăn lại có tên gọi là Vũ nữ chân dài?

Để có sản phẩm làm ra khô nhái mà các quán nhậu gọi là “vũ nữ chân dài”, người dân ở vùng này phải đi soi nhái ở ngoài đồng mỗi đêm khuya. Đây là một nghề vất vả. Song với một người chịu khó, mỗi đêm có thể kiếm từ 5-12kg nhái tùy mùa, cho thu nhập bình quân khoảng 200.000đ.
Dụng cụng săn nhái là một cây vợ lưới dày, cán vợt làm bằng thân cây trúc to bằng ngón chân cái và có chiều dài hơn 2m. Người đi soi đeo đèn trên đầu và đi trong đêm tối hun hút, khi phát hiện thấy nhái, động tác soi phải nhanh tay, đòi hỏi người soi phải lẹ mắt, thường xuyên căng mắt theo dõi cử động của từng con nhái để chụp cho chính xác. Khi nào vợt đầy nhái, người săn sẽ cho vào một giỏ vá cứ thế tiếp tục lần mò từ ruộng này sang ruộng khác, có khi phải đi bộ cả chục cây số.
Sau khi bắt những chú nhái về người ta tiến hành sơ chế, bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lấy hết ruột ra, rửa sạch cẩn thận qua nhiều lần nước, để ráo, cuối cùng đem ướp thịt nhái với muối, tiêu và ớt, phải chờ cho các gia vị thấm đều vào thịt nhái rồi mới đem đi phơi khô chỉ còn bằng ngón tay, thân gầy gọc “da bọc xương”. Chính vì vậy nên gọi là “vũ nữ chân dài” hay “mỹ nữ thân gầy”, “kiều nữ đại gia”.
Theo những người có kinh nghiệm thì để khô nhái có hương vị đạt chất lượng cao thì phải ướp nhái trong 1,5-2 giờ. Sau đó đem phơi khô trên giàn tre đan phủ lưới bên trên, công đoạn xếp khô rất tỉ mỉ, đều và đẹp. thời gian phơi dao động từ 8 – 9 giờ là có thể đem đi bán. Và thường 4 kg nhái tươi sẽ cho ra 1 kg nhái khô. Nhái ở đây có quanh năm, cho nên khô nhái cũng được làm quanh năm, tuy nhiên có mùa ít, mùa nhiều.
Tại sao món ăn lại có tên gọi là Vũ nữ chân dài?

 

Nguồn gốc của món ăn

Theo các thợ săn nhái thì món này có nguồn gốc từ nước bạn Campuchia. Thông thường cái gì ăn không hết thì làm khô đó là truyền thống của cư dân phương Nam. Bà con vùng Thất Sơn Tịnh Biên – An Giang (giáp biên giới Campuchi) học hỏi làm theo nhưng chế biến theo cách riêng của mình.
Nhờ khéo tay lại chế biến tinh tế nên không bao lâu, khô nhái vùng này trở thành món ngon nổi tiếng miền Tây. Theo người dân thì khô nhái Campuchi thường cứng, không ngon bằng khô nhái Thất Sơn. Ngay cả những người nông dân này cũng không nghĩ nó trở thành món đặc sản. ban đầu họ cũng làm theo nguyên tắc nhân gian khi làm khô cá là lột da, móc hết ruột rồi ướp muối đem phơi. Mấy bữa có bạn nhậu đến nhà chơi “kẹt mồi” nên đem món nhái phơi khô đi rang mỡ nhậu, thấy êm quá nên nghĩ ra cách làm khô…để dành nhậu là chủ yếu. Rồi bạn nhậu nào cũng khen và ai ăn rồi cũng ghiền. Ban đầu làm ít, sau làm nhiều dần rồi chuyển qua làm bán luôn. Đặc sản khô nhái xuất phát điểm là như thế.

Ăn khô nhái có tốt không?

Khô nhái không chỉ là món ăn ngon mà con tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nhái sinh trưởng và phát triển trong tự nhiên, khi ăn không chỉ có hương vị thơm ngon mà rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều đạm và canxi, tốt cho sức khỏe, ai cũng có thể dùng được.
Khô nhái không chỉ còn là món ăn đặc sản An Giang, mà trở thành món rất hút khách ở Sài Gòn, trở thành món mà nhiều dân nhậu săn đón. Nhờ vậy, một số người dân nơi đây có đời sống khá giả hơn nhờ nghề làm khô nhái này.
+

Blog du lịch